Tiền Việt Nam và cách nhận biết thật - giả (Kỳ 2)

Thứ tư - 10/04/2019 22:17 429 0
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Phát hành và Kho quỹ) tiếp tục phát hành tài liệu "Tiền Việt Nam và cách nhận biết" nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách kiểm tra, nhận biết tiền thật, tiền giả.
Tiền Việt Nam và cách nhận biết
Tiền Việt Nam và cách nhận biết
CÁCH KIỂM TRA, NHẬN BIẾT

I. Soi tờ bạc trước nguồn sáng (Kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị)

1. Hình bóng chìm: nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo, sáng trắng.
2. Dây bảo hiểm: nhìn thấy rõ từ hai mặt, chạy dọc tờ bạc, có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN" (hoặc "VND" - mệnh giá 10.000đ) tinh xảo, sáng trắng. Ở mệnh giá 50.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số "50000".
3. Hình định vị: hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau (nhìn thấy từ hai mặt).
Ở tiền giả: hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN TIÊU THỤ TIỀN GIẢ
Bọn tội phạm thường dùng tiền giả mệnh giá lớn mua hàng hoá có giá trị nhỏ hoặc đổi lấy tiền mệnh giá nhỏ để được trả lại bằng tiền thật. Hành vi tiêu thụ này thường nhằm vào những người buôn bán nhỏ, người già cả, nhất là ở các vùng nông thôn, nơi vắng người hay nơi dễ tẩu thoát khi bị phát hiện.
HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI PHẠM TIỀN GIẢ
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì tuỳ theo mức độ phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến hai mươi năm tù hoặc chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(Điều 180, Bộ luật hình sự và Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự)
(Còn nữa)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây