NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẢNH BÁO

Chủ nhật - 05/03/2023 22:52 65 0
Trong tháng 01/2023, căn cứ đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – Bộ Thông tin và truyền thông, Cục Công nghệ Thông tin (CNTT) –Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức trong ngành Ngân hàng đã thực hiện rà soát danh sách bao gồm 42 tên miền ‘‘.vn’’ và 236 tên miền quốc tế có dấu hiệu vi phạm về hoạt động ngân hàng, thương mại điện tử, tín dụng, cho vay.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẢNH BÁO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẢNH BÁO
CÁC TRANG WEB, TÊN MIỀN XẤU, ĐỘC, LỪA ĐẢO
Trong tháng 01/2023, căn cứ đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) – Bộ Thông tin và truyền thông, Cục Công nghệ Thông tin (CNTT) –Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp cùng các tổ chức trong ngành Ngân hàng đã thực hiện rà soát danh sách bao gồm 42 tên miền ‘‘.vn’’ và 236 tên miền quốc tế có dấu hiệu vi phạm về hoạt động ngân hàng, thương mại điện tử, tín dụng, cho vay. Kết quả rà soát phát hiện 19/24 tên miền ‘‘.vn ’’ và 56/236 quốc tế trong danh sách do VNNIC cung cấp và một số tên miền khác do các tổ chức trong ngành Ngân hàng phát hiện, cung cấp có dấu hiệu vi phạm. Cục CNTT đã có văn bản đề nghị VNNIC hỗ trợ xử lý theo quy định hiện hành.
NHIỀU TRANG WEB TÍN DỤNG ĐEN CỦA TRUNG QUỐC LỪA ĐẢO TIỀN NGƯỜI VIỆT
Cuối tháng 1 vừa qua, các chuyên gia dự án Chống lừa đảo đã ghi nhận sự xuất hiện của 15 trang web vay tiền tín dụng đen sử dụng tên miền ‘‘.vn ’’. Các trang web này đều sử dụng chung mã nguồn bằng tiếng Trung với hạ tầng máy chủ đặt tại Trung Quốc. Thông tin liên hệ của các trang web này không rõ ràng, ngữ pháp và câu từ lủng củng. Một số trang web điển hình: yferedit[.]vn, salobank[.]vn, supi[.]vn, shina[.]vn, f668[.]vn,…
Những đối tượng này tiếp cận người có nhu cầu vay vốn bằng cách nhắn tin riêng, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook,…Được mời chào với thủ tục nhanh gọn, không mất thời gian, có thể vay khoản tiền lớn, không ít người đã sập bẩy của các trang web này. Sau quá trình trao đổi, bên cho vay sẽ gửi giấy tờ giả để thuyết phục khách hàng chuyển phí để đảm bảo hồ sơ vay, phí bảo hiểm khoản vay. Lấy lí do tài khoản bị đóng băng hoặc CMND/CCCD của khách hàng đang có trong danh sách đen của ngân hàng,… chúng yêu cầu nạn nhân chuyển khoản đến số tài khoản đã được chuẩn bị sẵn từ đó chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
CẢNH GIÁC CHIÊU LỪA LẤY THÔNG TIN, ‘‘HACK’’ TIỀN TÀI KHOẢN
Trong dịp cuối năm, nắm bắt nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dùng tăng mạnh, nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng để lấy thông tin thẻ và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dùng. Những kẻ lừa đảo lập ra nhiều trang web giả mạo, sau đó tiếp cận người dùng thông qua các tin nhắn quảng cáo với nội dung mời chào, cung cấp dịch vụ rút tiền mặt qua thẻ tín dụng với chi phí thấp và thời gian giao dịch nhanh chóng. Nạn nhân sẽ được cung cấp đường link để dẫn đến trang web giả mạo và được yêu cầu nhập thông tin thẻ. Qua đó, tội phạm mạng lấy được thông tin thẻ và có thể lấy tiền trong tài khoản.
Qua thống kê đã phát hiện ra hơn 60 trang web giả mạo trong thời gian ngắn với cùng một kịch bản được thể hiện, có thể kể đến như: quetthe-mpos247[.]com, quetthe-tindungmpos247[.]com, ruttientindung-mposonline[.]com…
Để tránh bị là nạn nhân của hình thức lừa đảo này, người dùng cần lưu ý:
- Không click vào đường dẫn không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các đường dẫn được gửi từ người lạ.
- Sử dụng tính năng tên miền bảo mật trên các trình duyệt web.
- Trong trường hợp người dùng đã điền thông tin lên các website giả mạo, cần nhanh chóng tiến hành khóa thẻ. Người dùng cũng nên cài đặt hạn mức giao dịch trên ứng dụng di động của các ngân hàng để hạn chế thiệt hại xảy ra nếu vô tình trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.
NHNN Khánh Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây