Ngày không tiền mặt 2022” – Hướng tới chuyển đổi số, khởi đầu từ thay đổi trong thanh toán

Thứ hai - 23/05/2022 22:42 83 0
Xin trân trọng giới thiệu bài viết trên Cổng thông tin điện tử NHNN Việt Nam
Ngày không tiền mặt 2022” – Hướng tới chuyển đổi số, khởi đầu từ thay đổi trong thanh toán
Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình “Ngày không tiền mặt 2022” là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán. Sau 3 năm tổ chức, sự kiện “Ngày không tiền mặt” đã khẳng định được ý nghĩa, sức lan tỏa lớn khi nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo của người dân, doanh nghiệp. Cùng với hành lang pháp lý không ngừng được hoàn thiện, hạ tầng thanh toán ngày càng được đầu tư, tăng tính kết nối, công tác truyền thông giáo dục tài chính được đẩy mạnh đã tạo thành các trụ cột để thanh toán không tiền mặt tăng trưởng và số hóa ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, hướng tới các mục tiêu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
 

Tiếp nối thành công của chương trình Ngày không tiền mặt 2021, ngày 20/5/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức Họp báo công bố chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt 2022 (16/6/2019-16/6/2022). Tham dự buổi họp báo công bố sự kiện có Ban biên tập báo Tuổi trẻ, Lãnh đạo các Vụ của NHNN (Thanh toán, Truyền thông), Lãnh đạo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Ngoài ra còn có một số ngân hàng thương mại (NHTM), các hiệp hội, tổ chức trung gian thanh toán…

Ngày không tiền mặt do báo Tuổi trẻ đề xuất - 16/6 - được bắt đầu từ năm 2019 - là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ. Chuỗi các sự kiện của “Ngày không tiền mặt năm 2022” tiếp tục góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; và Đề án Phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu quan trọng của chương trình là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán.

C:\Users\PHUONGLINH\Desktop\a1.jpg

Quang cảnh buổi họp báo

Thanh toán số: an toàn - thuận tiện - lấy khách hàng làm trung tâm

Có thể nói, chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới. Tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định, chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định ngành Ngân hàng là lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

C:\Users\PHUONGLINH\Desktop\a Dũng.jpg

Ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (NHNN) phát biểu tại họp báo

Triển khai định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã sớm có các hoạt động nghiên cứu, đánh giá kịp thời và ban hành nhiều quyết định, chính sách định hướng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và thúc đẩy chuyển đổi số. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được rà soát, bổ sung, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển TTKDTM, chuyển đổi số ngành Ngân hàng như: ban hành Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh chuyển đổi số và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng; quy định hướng dẫn các ngân hàng mở tài khoản thanh toán thông qua xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử (eKYC); trình Chính phủ ký Quyết định về thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật thanh toán (mã QR code, thẻ Chíp nội địa,..) tạo thuận lợi cho kết nối thanh toán liên thông, giảm chi phí chấp nhận thanh toán; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025; hoàn thiện, trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới về TTKDTM; xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan...

Ở mức độ toàn ngành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán được chú trọng đầu tư, nâng cấp hoạt động thông suốt, an toàn đảm bảo sự kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử của người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngân hàng đã đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanh toán, hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), triển khai các công nghệ mới, giải pháp tiên tiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán an toàn, thuận tiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống TTKDTM tiếp tục được coi trọng và tăng cường; các rủi ro, nguy cơ mất an toàn cơ bản được kiểm soát và xử lý kịp thời. NHNN đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy TKDTM trong nền kinh tế.

Công tác truyền thông, giáo dục tài chính được ngành Ngân hàng chú trọng với các chương trình như "Tiền khéo tiền khôn", "Tay hòm chìa khóa" và cuộc thi "Hiểu đúng về tiền"… qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, giảm thiếu rủi ro cho người dân trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, từ đó thúc đẩy TTKDTM và phát triển tài chính toàn diện.

Những nỗ lực đó đã được phản ánh qua số liệu tăng trưởng, cụ thể: 04 tháng đầu năm 2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) tăng 32,37% về giá trị; hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% số lượng và 139,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Mạng lưới thiết bị, điểm chấp nhận thanh toán được mở rông, bao phủ cả nước có 20.552 ATM và 347.374 POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Đặc biệt, thời gian qua, trước ảnh hưởng của dịch Covid 19, bên cạnh các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thạnh toán hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Tổng số tiền giảm phí ngành ngân hàng năm 2021 khoảng 1.557 tỷ đồng (tính cả năm 2020 thì con số này khoảng trên 2.000 tỷ đồng); khoảng 80% giao dịch thanh toán cá nhân trên kênh điện tử đã được miễn phí.

C:\Users\PHUONGLINH\Desktop\ptbt ttr.jpg

Ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập thường trực báo Tuổi trẻ

Để thanh toán không tiền mặt trở thành thói quen của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số

Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (NHNN), trong thời gian tới, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh TTKDTM trong nền kinh tế, như:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung khổ pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy TTKDTM, trong đó chủ trọng đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích trên cơ sở ứng dụng cộng nghệ và đổi mới sáng tạo; trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM và ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả Đề án TTKDTM giai đoạn 2021-2025, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ.

Thứ ba, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thanh toán, tăng cường tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng dịch vụ thanh toán tiện ích nền tảng số, giúp tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Trong đó, triển khai tích cực và hiệu quả Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ xác minh thông tin nhận biết khách hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; triển khai hiệu quả các hệ thống thanh toán quan trọng và hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) đảm bảo hoạt động đúng quy định, thông suốt, an toàn.

Thứ năm, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Về định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới, nhóm công chúng mục tiêu được NHNN xác định là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn, giới trẻ, các đối tượng yếu thế trong xã hội, người chưa có tài khoản ngân hàng để truyền thông về các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng… Hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng sẽ đa dạng hóa hơn nữa các hình thức, kênh truyền thông, đặc biệt là ứng dụng công nghệ, xu hướng truyền thông hiện đại, đảm bảo dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ lan tỏa. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng và khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng đối với công chúng, góp phần thúc đẩy TTKDTM và hiện thực hóa các mục tiêu của Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, cũng như góp phần thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng, vì mục tiêu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Tại Việt Nam, Chính phủ giao NHNN thực hiện nhiệm vụ điều phối chung Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược nêu rõ “Nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính”. Bên cạnh đó, nhiệm vụ truyền thông giáo dục tài chính còn được đề cập tới tại các Đề án của Chính phủ như: Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.

C:\Users\hang.ninhthu\Desktop\IMG_2981.JPG

Tại Họp báo diễn ra Lễ ký kết hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thẻ tín dụng nội địa

Một số hoạt động chính:

- Cuộc thi Dance Cover khởi động vào ngày 27/5/2022. Người tham dự sẽ cover lại điệu nhảy trên nền nhạc này, và giải thưởng sẽ được trao cho những bài nhảy vui nhộn nhất.

- Hai phiên chợ không tiền mặt (KTM) (ngày 4/6/2022 và ngày 12/6/2022) được tổ chức tại Khu Công Nghệ Cao TP.HCM và Khu Chế xuất Tân Thuận.

- Hội thảo quốc gia “Ngày không tiền mặt” theo truyền thống, được tổ chức dự kiến vào ngày 16/6, tại khách sạn Melia, Hà Nội, với quy mô khoảng 400 khách mời từ Trung ương đến địa phương.

- Chuyến xe Không tiền mặt, xuất phát từ Hà Nội vào ngày 19/6, hành trình ghé đến nhiều địa phương như Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang và về đến thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 3/7.

Những sự kiện này được tổ chức và thiết kế phù hợp để kích thích sự quan tâm của 3 nhóm đối tượng: từ những người chưa quen thuộc hoặc chưa biết gì về thanh toán không tiền mặt, đến những người đã và đang sử dụng thanh toán không tiền mặt, và nhóm người có những ảnh hưởng vĩ mô về chính sách trong lĩnh vực này. Thông tin về toàn bộ các hoạt động chương trình có tại: https://ngaykhongtienmat.tuoitre.vn

Phương Linh

Nguồn tin: www.sbv.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây