Nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, công tác đánh giá tín dụng, xếp hạng tín dụng khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng đóng vai trò quan trọng. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân trên thế giới, thực tiễn công tác xếp hạng tín dụng tại một số ngân hàng thương mại lớn trong nước, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xếp hạng khách hàng cá nhân.
Đánh giá tín dụng là một trong những quy trình quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định quản lý tín dụng ngân hàng. Quy trình này bao gồm thu thập thông tin, phân tích thông tin và đánh giá các yếu tố tín dụng khác nhau để từ đó ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn. Chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định sự cạnh tranh, sự tồn tại và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quan trọng nhất để ngân hàng phân loại khách hàng, là một phần của quy trình đánh giá tín dụng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro hiện tại và dự đoán được khả năng thanh toán nợ trong tương lai của khách hàng (Itoo (2015)). Thực tiễn cho thấy nhiều ngân hàng thương mại đã bị tổn thất lớn do công tác thẩm định, đánh giá sai khách hàng.Trên thị trường xếp hạng tín dụng quốc tế, các tổ chức lớn như Fitch, Moody’s và S&P cũng gặp phải nhiều sai lầm trong công tác đánh giá rủi ro, xếp hạng tín nhiệm. Nhiều doanh nghiệp được xếp hạng an toàn thì nay gặp nhiều rủi ro, cổ phiếu rớt giá liên tục…
Để hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại theo hiệp ước Basel II, III; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng cường kiểm soát nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại thông qua Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, mỗi ngân hàng thương mại cần xây dựng một mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, việc tham khảo, áp dụng các thông lệ quốc tế sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu thiệt hại, tránh được các sự cố có thể xảy ra, áp dụng kỹ thuật đánh giá nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.
- Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống tiêu chuẩn (được mã hóa theo các cấp độ tốt từ Aaa tới C).
Như vậy, xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trên cơ sở các thông tin tín dụng thu thập được, gồm thông tin tài chính, thông tin phi tài chính, ... Sau đó, quy chiếu về các chuẩn mực thông tin nội bộ về rủi ro từ quan hệ cho vay từng khách hàng, dự báo nguy cơ vỡ nợ (nguy hiểm, cảnh báo, an toàn) và xác suất không trả được nợ (PD – Probality of Default), mỗi khách hàng sẽ có một mức xếp hạng cụ thể. Từ đó, ngân hàng thương mại sẽ áp dụng các chính sách cho vay phù hợp với từng khách hàng theo quy định, quy trình nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại không sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một khách hàng vay vốn có xếp hạng tín dụng cao chưa chắc chắn ngân hàng cho vay thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay. Đó chỉ là cơ sở để ngân hàng cho vay đưa ra quyết định đúng đắn về mức tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng vay vốn và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. Đối với xếp hạng tín dụng cá nhân thì người đi vay là khách hàng cá nhân.
- Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi ro tín dụng có thể được hiểu là sự khác biệt về mặt kinh tế giữa những gì mà người đi vay hứa thanh toán với những gì mà ngân hàng thương mại thực sự nhận được. Khái niệm rủi ro được xét đến ở đây là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn có thể ước đoán được xác xuất xảy ra. Khái niệm tín dụng được hiểu là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc có hoàn trả trong khoảng thời gian nhất định. Quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể.
Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng rủi ro của từng nhóm khách hàng. Ngân hàng thương mại có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua việc giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính khách hàng. Thời gian xử lý các giao dịch sẽ nhanh chóng hơn thông qua việc chấm điểm tự động. Các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được chính sách ưu tiên trong việc cấp tín dụng, đặc biệt đối với khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và được xếp hạng cao, có thể được ngân hàng cho vay áp dụng các ưu đãi về tín dụng, gồm: nới lỏng các điều kiện cho vay, giảm lãi suất, nới lỏng các yêu cầu về tài sản đảm bảo.
- Một số nghiên cứu và kinh nghiệm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân trên thế giới
Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân đã có mặt trên thế gới từ rất lâu và được nhiều tổ chức tài chính lớn xây dựng và ứng dụng.Nhằm tiếp cận những cơ sở lý luận hiện đại trong lĩnh vực đánh giá tín dụng khách hàng, bài viết đã tham khảo một số công trình khoa học của các tác giả nước ngoài.
- Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân của FICO
Điểm số tín dụng cá nhân là phương pháp kiểm soát tín dụng được gán cho mỗi khách hàng nhằm ước lượng mức rủi ro khi cho vay. Điểm tín dụng càng thấp thì mức rủi ro của tổ chức cho vay càng cao. Fair Isaac Corp đã xây dựng mô hình điểm số tín dụng FICO thấp nhất là 300 và cao nhất là 850 áp dụng cho cá nhân dựa vào tỷ trọng của 5 chỉ số phân tích trong bảng dưới đây:
Bảng 1 Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO |
Tỷ trọng | Tiêu chí đánh giá |
35% | Lịch sử trả nợ (Payment history): Thời gian trễ hạn càng dài và số tiền trễ hạn càng cao thì điểm số tín dụng càng thấp. |
30% | Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed) : Nợ quá nhiều so với mức cho phép, đặc biệt là đối với thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm số tín dụng. |
15% | Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history) : Thông tin càng nhiều năm càng đáng tin cậy và điểm số tín dụng sẽ càng cao. |
10% | Số lần vay nợ mới (New credit) : Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp. |
10% | Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used) : Các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm số tín dụng khác nhau. |
(Nguồn http://en.wikipedia.org) |
Mô hình điểm số FICO đã được áp dụng rộng rãi ở Mỹ do các thông tin liên quan tới tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàng tra soát dễ dàng qua các công ty dữ liệu tín dụng (Credit reporting companies). Công ty dữ liệu tín dụng thực hiện ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng, phân tích và cho điểm đối với từng người. Theo mô hình này, người có điểm số tín dụng ở mức 700 được xem là tốt, đối với cá nhân có điểm số thấp hơn 620 sẽ có thể bị ngân hàng e ngại khi cho vay.
- Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng ở Ấn Độ
Các ngân hàng thương mại ở Ấn Độ đang áp dụng 2 dạng chấm điểm xếp hạng tín dụng, gồm chấm điểm nội bộ và chấm điểm bên ngoài. Các chỉ số này khác nhau giữa các ngân hàng. Ngoài ra các ngân hàng thương mại ấn độ còn sử dụng thêm chỉ số CIBIL (được áp dụng thống nhất giữa các ngân hàng thương mại). Chỉ số này tóm tắt lịch sử tín dụng của khách hàng vay do Báo cáo thông tin tín dụng (CIR - Credit Information Report) cung cấp. Chỉ số CIBIL được xây dựng theo thang điểm từ 300 đến 900. Điểm số dưới 300 hoặc trên 900 tương ứng với khách hàng không có thông tin tín dụng hoặc không áp dụng. Các ngân hàng sẽ chọn cho vay đối với khách hàng có điểm số từ 700. Việc chấm điểm bên ngoài được sử dụng để kiểm tra giao dịch tiền gửi của khách hàng vay với các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác. Các tiêu chí của chỉ số tín dụng CIBIL được xây dựng tương tự mô hình điểm số FICO của Mỹ và được đánh giá như sau:
Bảng 2Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình chỉ sốtín dụng CIBIL Tỷ trọng | Tiêu chí đánh giá |
35% | Lịch sử trả nợ (Payment history) |
30% | Dư nợ tại các tổ chức tín dụng (Amounts owed) |
15% | Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history) |
10% | Số lần vay nợ mới (New credit) |
10% | Các loại tín dụng được sử dụng (Types of credit used) |
(Nguồn: Raizs Ahmad Itoo, 2015, Loan Products and Credit Scoring by Commercial Banks (India)) |
Chấm điểm tín dụng nội bộ sẽ được thực hiện trong ngân hàng, gồm các tiêu chí sau:
- Luôn thanh toán nợ đúng hạn.
- Luôn duy trì dư nợ thẻ tín dụng thấp hơn hạn mức thẻ.
- Duy trì sự kết hợp tín dụng lành mạnh.
- Thường xuyên theo dõi số dư tài khoản của khách hàng vay.
- Nghiên cứu của Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimer (2007) về mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân áp dụng cho ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier (2007) đã tiến hành nghiên cứu chi tiết nguồn số liệu được tổng hợp từ các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo 22 biến số bao gồm độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác, tình trạng cư ngụ, giới tính, tình trạng hôn nhân, mục đích vay vốn,… để xác định mức ảnh hưởng của các biến số này đối với rủi ro tín dụng. Từ đó các tác giả đã thiết lập mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nghiên cứu của Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier(2007) đã xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân gồm hai phần là chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ. Ngân hàng chấm điểm quan hệ và xếp theo mười mức giảm dần từ Aaa đến D. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu. Do vậy, để vận dụng được mô hình này, các ngân hàng thương mại cần thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng cá nhân tại ngân hàng mình.Bảng 3Các tiêu chí đánh giá trong mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân theo Dinh Thi Thanh Huyen và Stefanie Kleimeier Phần A: Chỉ tiêu chấm điểm nhân thân và năng lực trả nợ |
Chỉ tiêu | Phân loại |
Tuổi | Từ 18 đến 25 tuổi;Từ 26 đến 40 tuổi;Từ 41đến 60 tuổi;Trên 60 tuổi |
Trinh độ học vấn | Sau đại học; Đại học/Cao đẳng; Trung học; Chưa tốt nghiệp phổ thông |
Nghề nghiệp | Có chuyên môn; Phụ việc; Kinh doanh; Nội trợ |
Thời gian công tác | Dưới 0,5 năm; Từ 0,5 đến 1 năm;Ttừ 1 đến 5 năm; Trên 5 năm |
Thời gian làm công việc hiện tại | Dưới 0,5 năm; Từ 0,5 đến 1 năm;Ttừ 1 đến 5 năm; Trên 5 năm |
Tình trạng cư trú | Sở hữu nhà riêng; Nhà thuê; Sống cùng cha mẹ; Khác |
Số người phụ thuộc | 0; Từ 1 đến 3 người; Từ 3 đến 5 người; Trên 5 người |
Thu nhập hàng năm của cá nhân | Dưới 12 triệu đồng; Từ 12 đến 36 triệu đồng; Từ 36 đến 120 triệu đồng; Trên 120 triệu đồng |
Thu nhập hàng năm của gia đình | Dưới 24 triệu đồng; Từ 24 đến 72 triệu đồng; Từ 72 đến 240 triệu đồng; Trên 240 triệu đồng |
Phần B: Chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng |
Chỉ tiêu | Phân loại |
Lịch sử thực hiện cam kết với ngân hàng (ngắn hạn) | Khách hàng mới; Chưa bao giờ trễ hạn; Trễ hạn dưới 30 ngày; Trễ hạn trên 30 ngày |
Lịch sử thực hiện cam kết với ngân hàng (dài hạn) | Khách hàng mới; Chưa bao giờ trễ hạn; Trễ hạn trong 2 năm gần nhất; Trễ hạn trước 2 năm gần nhất |
Dư nợ hiện tại | Dưới 100 triệu đồng; Từ 100 đến 500 triệu đồng; Từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; Trên 1 tỷ đồng |
Sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác | Tiền gửi tiết kiệm; Thẻ tín dụng; Tiền gửi tiết kiệm và thẻ tín dụng; Không sử dụng dịch vụ nào |
Số dư bình quân tài khoản tiết kiệm trong các năm trước đây | Dưới 20 triệu đồng; Từ 20 triệu đến 100 triệu đồng; Từ 100 đến 500 triệu đồng; Trên 500 triệu đồng |
Phần C: Quyết định cho vay |
Xếp hạng khách hàng | Điểm | Quyết định cho vay |
Aaa | ≥ 400 | Cho vay tối đa theo đề nghị của khách hàng |
Aa | 351-400 | Cho vay tối đa theo đề nghị của khách hàng |
A | 301-350 | Cho vay tối đa theo đề nghị của khách hàng |
Bbb | 251-300 | Cho vay dựa trên loại tài sản đảm bảo |
Bb | 201-250 | Cho vay dựa trên định giá tài sản đảm bảo |
B | 151-200 | Yêu cầu đánh giá thận trọng đề nghị vay vốn và có tài sản đảm bảo đầy đủ |
Ccc | 101-150 | Từ chối cho vay |
Cc | 51-100 | Từ chối cho vay |
C | 0-50 | Từ chối cho vay |
D | 0 | Từ chối cho vay |
(Nguồn : Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier, 2007. Credit Scoring for Vietnam’s Retail Banking Market) |
| | | |
- Các mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng
- Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của BIDV bao gồm hai phần là nhóm các chỉ tiêu chấm điểm thân nhân với trọng số 40% và nhóm các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng với trọng số 60%. Căn cứ vào tổng điểm đạt được nhân với trọng số để xếp hạng khách hàng cá nhân theo mười mức giảm dần từ AAA đến D. Sau đó việc đánh giá xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV còn kết hợp giữa kết quả xếp hạng tín dụng với kết quả đánh giá tài sản đảm bảo theo 3 mức, từ đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cấp tín dụng (Phụ lục 1). - Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank xây dựng 2 hệ thống xếp hạng tín dụng dành khách hàng cá nhân có kinh doanh và khách hàng cá nhân không kinh doanh. Nguyên tắc tính điểm của mô hình mà Vietcombank đang áp dụng là tính điểm ban đầu của mỗi chỉ tiêu đánh giá theo điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất mà thực tế khách hàng đạt được. Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng tín dụng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số của từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu.- Đối với khách hàng cá nhân không kinh doanh: Việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân được thực hiện theo hai nhóm chỉ tiêu thân nhân và quan hệ với ngân hàng. Những khách hàng có tổng điểm <0 ở các chỉ tiêu chấm điểm về nhân thân sẽ bị loại và chấm dứt quá trình xếp hạng. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được của khách hàng để quy đổi theo 10 mức ký hiệu xếp hạng tương ứng từ A+ đến D (Phụ lục 2).- Đối với khách hàng cá nhân có kinh doanh: Mô hình chấm điểm gồm 02 phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của khách hàng, và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt về khách hàng. Thông tin dùng để chấm điểm là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm. Các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu tài chính đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm số ban đầu). Điểm theo trọng số là tích giữa điểm số ban đầu và trọng số tương ứng. Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo từng trị số đó; nếu chỉ số thực tế nằm giữa 2 chỉ số thì lấy loại thấp hơn (thang điểm thấp hơn). Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính gồm năm nhóm với 25 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đánh giá cũng có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (điểm ban đầu). Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các khách hàng cá nhân có kinh doanh được xếp hạng tín dụng theo mười loại tương ứng mức độ rủi ro tăng dần tư AAA (có độ rủi ro thấp nhất) đến D (Có độ rủi ro cao nhất) (Phụ lục 3). - Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
Mô hình xếp hạng tại Vietinbank được tư vấn bởi Công ty TNHH Kiểm toán Earnst & Young Việt Nam. Vietinbank cũng xây dựng 2 mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có kinh doanh và không kinh doanh. - Đối với khách hàng cá nhân không kinh doanh: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng bao gồm hai phần là các chỉ tiêu chấm điểm thông tin cá nhân (Chấm điểm thân nhân) và các chỉ tiêu chấm điểm với ngân hàng. Khác với hệ thống chấm điểm của BIDV, mô hình chấm điểm khách hàng cá nhân của Vietinbank không sử dụng điểm trọng số đối với từng chỉ tiêu mà sử dụng điểm trừ (-) để giảm điểm trừ đạt được nếu khách hàng đó có những tiêu chí xếp hạng nằm trong vùng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề tới khả năng tài chính dành cho việc trả nợ ngân hàng, và mỗi chỉ tiêu đánh giá tuỳ theo mức độ quan trọng sẽ có mức điểm tối đa khác nhau từ 10 điểm đến 40 điểm. Căn cứ vào tổng điểm đạt được của phần chấm điểm thông tin cá nhân và chấm điểm quan hệ với ngân hàng, cán bộ ngân hàng xếp hạng khách hàng theo mười mức giảm dần từ Aaa đến D (Phụ lục 4).
- Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng bao gồm hai phần là các chỉ tiêu chấm điểm tài chính và chấm điểm phi tài chính, được phân thành năm mức điểm. Tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số sẽ là kết quả để xếp loại sau khi thực hiện tham khảo ý kiến các chuyên gia. Để tính tổng điểm đạt được cuối cùng, xếp hạng tín dụng của Vietinbank còn phân loại khách hàng cá nhân kinh doanh theo hai loại hình là khách hàng có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và chưa được kiểm toán. Kết quả xếp hạng được phân thành mười mức theo hệ thống ký hiệu giảm dần từ AAA đến D (Phụ lục 5).
- Đánh giá công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại hiện nay
- Mặt đã đạt được
Hầu hết các mô hình xếp hạng tín dụng đang áp dụng của ngân hàng thương mại phù hợp với quy định hiện hành và được tư vấn bởi các chuyên gia tài chính trong nước và thế giới. Đa số các mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại tuân theo các trình tự, tiêu chí rất chặt chẽ, gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số; cách xác định giá trị của từng tiêu chí đánh giá; cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá; cách xếp hạng tín dụng khách hàng và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng. Do vậy các mô hình này tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới.Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại được xây dựng theo đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của riêng của từng ngân hàng, Sự kết hợp các chỉ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng trên cơ sở các hướng dẫn chi tiết để thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng giúp hạn chế chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu.Chấm điểm xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ giúp ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng cấp tín dụng cho khách hàng, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, làm cơ sở để ngân hàng quyết định giới hạn tín dụng cho khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng chính là bộ lọc đối với những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng thấp. Tùy theo mức độ xếp hạng rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại sẽ tăng dần các yêu cầu về điều kiện cho vay, tài sản đảm bảo, thậm chí là có thể áp dụng các biện pháp để tập trung thu hồi nợ. - Mặt còn hạn chế
Trong các mô hình đã nêu ở phần 4, chỉ có mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV là đánh giá khách hàng thông qua việc kết hợp mức chấm điểm xếp hạng tín dụng của người vay với tài sản đảm bảo cho khoản vay đó. Tuy nhiên mức kết hợp đánh giá này quá xem trọng giá trị tài sản đảm bảo của khoản vay hơn là khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy để việc đánh giá/chấm điểm khách hàng sẽ hợp lý và chính xác hơn, cần có một sự kết hợp đánh giá khách hàng vay thông qua xếp hạng tín dụng của khoản vay đó với tình hình trả nợ của khách hàng.Mặt khác, nhiều khách hàng có quan hệ với ngân hàng không hợp tác trong việc cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không kịp thời. Có trường hợp khách hàng không trung thực, che giấu thông tin, đặc biệt khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc che giấu thông tin hoạt động nhằm mục đích riêng. Do vậy, chất lượng thông tin khách hàng cung cấp luôn cần được thẩm định kỹ, kết hợp thu thập từ nhiều nguồn thông tin, diễn biến vay vốn để ra các quyết định phù hợp.Bên cạnh đó, ngân hàng chưa xây dựng trên hệ thống chấm điểm hiện tại các thẻ điểm tự động chấm lại đối với khách hàng cá nhân theo kỳ, việc thẩm định các thông tin này cũng bị hạn chế, đa phần phụ thuộc nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp, chưa có cơ sở tập trung để cán bộ chủ động tra soát, so sánh, kiểm định. Do vậy, rủi ro đang tiềm ẩn ở những khách hàng đã vay vốn, nhưng chưa được chấm điểm hoặc chấm điểm lại định kỳ. - Giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại
- Đối với ngân hàng thương mại
- Cải tiến việc phân loại đối tượng khách hàng cá nhân. Hiện nay, công tác phân loại khách hàng cá nhân chưa đề cập tới đối tượng cho vay thẻ. Đây là khách hàng tiêu dùng thường xuyên được cấp một hạn mức riêng. Để được ngân hàng cấp hạn mức thẻ, các khách hàng phải có tài sản bảo đảm hoặc chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng. Số lượng khách hàng này hiện nay đang khá cao nhưng chưa được chấm điểm tự động. Loại đối tượng khách hàng đặc biệt khác là khách hàng vay cầm cố được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao (đảm bảo 100% bằng sổ thẻ tiết kiệm hoặc số dư trên tài khoản thanh toán) cũng cần được phân nhóm riêng, chấm điểm riêng. Do vậy, việc phân loại, đánh giá khách hàng cần quan tâm tới tài sản bảo đảm cho món vay và phân tách đối tượng cho vay thẻ thành một nhóm riêng, từ đó có cơ chế chấm điểm phù hợp.- Chú trọng khâu kiểm tra, giám sát khoản vay trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân. Cán bộ quản lý khách hàng cần thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng, định ky thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trên cơ sở thông tin cập nhật nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. - Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên tình hình khách hàng vay, nhất là khách hàng cá nhân để việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng được kịp thời và chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ làm công tác thẩm định khách hàng. Thực tiễn cho thấy không có phương pháp và công cụ phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ thẩm định tín dụng.
- Đối với Ngân hàng nhà nước
- Ban hành quy định khung về các tiêu chí đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, là căn cứ để các ngân hàng thương mại xây dựng bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng phù hợp với điều kiện kinh doanh nội bộ.
- Với vai trò là tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước, hoạt động của CIC có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thông tin hiện nay CIC cung cấp gồm: lịch sử tín dụng của khách hàng, dư nợ khách hàng, phân loại nợ, tài sản đảm bảo. Để các tổ chức tín dụng có thêm thông tin đánh giá khách hàng, nhất là khách hàng cá nhân, CIC cần yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thêm thông tin liên quan đến khách hàng vay, gồm xếp hạng tín dụng khách hàng, lịch sử về giao dịch tiền gửi, các dịch vụ ngân hàng,...
Tóm lại, với mục tiêu tăng trưởng bền vũng, hoạt động an toàn và hiệu quả, cần có những giải pháp tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, gồm: xây dựng và thực hiện chính sách cấp tín dụng phù hợp, tuân thủ quy trình cho vay, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và nguồn nhân lực,... việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng nói chung và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo nền tài chính Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Dinh Thi Thanh Huyen & Stefanie Kleimeier, 2007, A credit scoring model for Vietnam’s retail banking market, International Review of Financial Analysis (2007),pp.471-495.
- Kazi Rashedul Hasan, 2016, Development of a Credit Scoring Model for Retail Loan Granting Financial Institutions from Frontier Markets, Internatioal Jounal of Business and Economics Research (2016), pp 135-142.
- Rais Ahmad Itoo and ctg., 2015, Loan Products and Credit Scoring by Commercial Banks (India), Int. J Latest Trends Fin. Eco. Sc, Vol-5 No.1 March, 2015, pp851-860.
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Tài liệu nội bộ xếp hạng tín dụng.
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu nội bộ xếp hạng tín dụng.
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Tài liệu nội bộ xếp hạng tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,2014, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 20/03/2014.
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2014, Xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng cá nhân tại các NHTM Việt Nam.
- Trang thông tin http://en.wikipedia.org.
Phụ lục 1Chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV | Chỉ tiêu | Điểm ban đầu | Trọng số |
| 100 | 75 | 50 | 25 | 0 |
| Phần 1 : Thông tin về nhân thân |
| Tuổi | 36-55 | 26-35 | 56-60 | 20-25 | >60 hoặc 18-20 | 0% |
| Trình độ học vấn | Sau đại học | Đại học | Cao đẳng | Trung học | Dưới trung học | 10% |
| Tiền án, tiền sự | Không | | | | Có | 10% |
| Tình trạng cư trú | Chủ sở hữu | Nhà chung cư | Sống cùng gia đình | Thuê | Khác | 10% |
| Số người phụ thuộc | <3 người | 3 người | 4 người | 3-5 người | > 5 người | 10% |
| Cơ cấu gia đình | Hạt nhân | Sống cùng với cha mẹ | Sống cùng gia đình khác | Khác | | 10% |
| Bảo hiểm nhân mạng | > 100 triệu | 50- 100 triệu | 30- 50 triệu | <30 triệu | | 10% |
| Tính chất công việc hiện tại | Quản lý điều hành | Chuyên môn | Lao động được đào tạo nghề | Lao động thời vụ | Thất nghiệp | 10% |
| Thời gian làm công việc hiện tại | > 7 năm | 5-7 năm | 3-5 năm | 1-3 năm | < 1 năm | 10% |
| Rủi ro nghề nghiệp | Thấp | | Trung bình | | Cao | 10% |
| Phần 2: Quan hệ với ngân hàng |
| Thu nhập ròng ổn định hàng tháng | >10 triệu đồng | 5-10 triệu đồng | 3-5 triệu đồng | 1-3 triệu đồng | <1 triệu đồng | 30% |
| Tỷ lệ số tiền phải trả/Thu nhập | <30% | 30-45% | 45-60% | 60-75% | >75% | 30% |
| Tình hình trả nợ gốc và lãi | Luôn trả nợ đúng hạn | Đã bị gia hạn nợ, hiện trả nợ tốt | Đã có nợ quá hạn/Khách hàng mới | Đã có nợ quá hạn, khả năng trả nợ không ổn định | Hiện đang có nợ quá hạn | 25% |
| Các dịch vụ khác đang sử dụng | Tiền gửi tiết kiệm | | Chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán | | Không sử dụng | 15% |
| Phần 3: Xếp hạng tín dụng cá nhân |
| Điểm | Xếp hạng | Đánh giá xếp hạng |
| 95-100 | Aaa | Rủi ro thấp |
| 90-94 | Aa | Rủi ro thấp |
| 85-89 | A | Rủi ro thấp |
| 80-84 | Bbb | Rủi ro trung bình |
| 70-79 | Bb | Rủi ro trung bình |
| 60-69 | B | Rủi ro trung bình |
| 50-59 | Ccc | Rủi ro cao |
| 40-49 | Cc | Rủi ro cao |
| 35-39 | C | Rủi ro cao |
| < 35 | D | Rủi ro cao |
| Phần 4: Chỉ tiêu chấm điểm tài sản đảm bảo của BIDV |
| Chỉ tiêu | Điểm ban đầu |
| 100 | 75 | 50 | 25 | 0 |
| Loại tài sản đảm bảo | Tài khoản tiền gửi, giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc BIDV phát hành | Giấy tờ có giá do tổ chức phát hành (Trừ cổ phiếu) | Bất động sản (Nhà ở) | Bất động sản không phải là nhà ở, động sản cổ phiếu | Không có tài sản đảm bảo |
| Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ vay | >200% | 150-200% | 100-150% | 70-100% | <70% |
| Rủi ro giảm giá trị tài sản đảm bảo trong 2 năm gần đây | 0% hoặc có xu hướng tăng | 1-10% | 10-30% | 30-50% | >50% |
| Phần 5: Xếp hạng tài sản đảm bảo |
Điểm | Xếp hạng | Ý nghĩa xếp hạng | |
225-300 | A | Mạnh | |
75-224 | B | Trung bình | |
< 75 | C | Thấp | |
| Phần 6: Ma trận kết hợp giữa kết quả xếp hạng tín dụng với kết quả đánh giá tài sản đảm bảo theo BIDV |
| Xếp hạng tín dụng/Đánh giá tài sản đảm bảo | A | B | C |
| Aaa | Xuất sắc | Tốt | Trung bình |
| Aa |
| A |
| Bbb | Tốt | Trung bình | Trung bình/Từ chối |
| Bb |
| B |
| Ccc | Trung bình/Từ chối | Từ chối |
| | | | | | | | | | | | | | | | | |
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam) | Phụ lục 2 Chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân không kinh doanh của Vietcombank |
| Phần 1 : Thông tin về cá nhân |
| Tuổi | 18-25 tuổi | 25-40 tuổi | 40-60 tuổi | >60 tuổi |
| 5 | 15 | 20 | 10 |
| Trình độ học vấn | Sau đại học | Đại học/ Cao đẳng | Trung học | Dưới trung học |
| 20 | 15 | 5 | -5 |
| Nghề nghiệp | Chuyên môn | Thư ký | Kinh doanh | Nghỉ hưu |
| 25 | 15 | 5 | -5 |
| Thời gian công tác | < 6 tháng | 6 tháng – 1 năm | 1-5 năm | > 5 năm |
| 5 | 10 | 15 | 20 |
| Thời gian làm công việc hiện tại | < 6 tháng | 6 tháng – 1 năm | 1-5 năm | > 5 năm |
| 5 | 10 | 15 | 20 |
| Tình trạng cư trú | Chủ sở hữu/Tự mua | Thuê | Sống cùng gia đình | Khác |
| 30 | 12 | 5 | 0 |
| Cơ cấu gia đình | Hạt nhân | Sống cùng với cha mẹ | Sống cùng gia đình khác | Sống cùng 1 số gia đình khác |
| 20 | 5 | 0 | -5 |
| Số người phụ thuộc | Độc thân | < 3 người | 3-5 người | >5 người |
| 0 | 10 | 5 | -5 |
| Thu nhập cá nhân hàng năm | > 120 triệu | 36-120 triệu | 12-36 triệu | < 12 triệu |
| 40 | 30 | 15 | -5 |
| Thu nhập gia đình hàng năm | > 240 triệu | 72-240 triệu | 24-72 triệu | < 24 triệu |
| 40 | 30 | 15 | -5 |
| Phần 2: Quan hệ với ngân hàng |
| Tình hình trả nợ gốc | Khách hàng mới | Chưa bao giờ quá hạn | Thời gian quá hạn < 30 ngày | Thời gian quá hạn > 30 ngày |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Tình hình trả lãi | Khách hàng mới | Chưa bao giờ chậm trả | Chưa bao giờ chậm trả trong 2 năm gần đây | Đã có lần chậm trả trong 2 năm gần đây |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Tổng dư nợ | <100 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng | > 1 tỷ đồng |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Các dịch vụ khác | Chỉ gửi tiết kiệm | Chỉ sử dụng thẻ | Tiết kiệm và thẻ | Không sử dụng |
| 15 | 5 | 25 | -5 |
| Số dư tiền gửi tiết kiệm | > 500 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 20-100 triệu đồng | < 20 triệu đồng |
| 40 | 25 | 10 | 0 |
| Phần 3: Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân không kinh doanh |
Điểm | Xếp hạng | Ý nghĩa xếp hạng |
>400 | A+ | Rủi ro thấp. Cấp tín dụng ở mức tối đa |
351-400 | A | Rủi ro thấp. Cấp tín dụng ở mức tối đa |
301-350 | A- | Rủi ro thấp. Cấp tín dụng ở mức tối đa |
251-300 | B+ | Rủi ro thấp. Cấp tín dụng theo phương án mức bảo đảm tiền vay |
201-250 | B | Rủi ro trung bình. Cấp tín dụng theo hiệu quả phương án vay vốn và mức bảo đảm tiền vay |
151-200 | B- | Rủi ro trung bình. Tập trung thu hồi nợ |
101-150 | C+ | Rủi ro trung bình. Từ chối cấp tín dụng |
51-100 | C | Rủi ro cao. Từ chối cấp tín dụng |
0-50 | C- | Rủi ro cao. Từ chối cấp tín dụng |
< 0 | D | Rủi ro cao. Từ chối cấp tín dụng |
(Nguồn : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) |
| | | | | | | | | | |
Phụ lục 3Chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh của VCB Phần 1: Chỉ tiêu phi tài chính |
Chỉ tiêu | Tỷ trọng |
Lưu chuyển tiền tệ | 27% |
Trình độ quản lý | 27% |
Quan hệ tín dụng | 31% |
Các yếu tố bên ngoài | 7% |
Các yếu tố bên ngoài | 8% |
Phần 2: Chỉ tiêu tài chính |
Chỉ tiêu | Tỷ trọng |
Chấm điểm tài chính | 60% |
Chấm điểm phi tài chính | 40% |
Điểm thưởng cho Báo cáo tài chính được kiểm toán | +6 điểm |
Phần 3: Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân có kinh doanh |
Điểm | Xếp Loại | Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp |
>92,3 | AAA | Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng. |
84,8 – 92,3 | AA | Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro thấp. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng. |
77,2 – 84,7 | A | Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí. Rủi ro thấp. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng. Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay. |
69,6 – 77,1 | BBB | Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển. Có một số hạn chế về tài chính và quản lý. Rủi ro trung bình. Có thể mở rộng tín dụng. Hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi. Đánh giá về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn. |
62 – 69,5 | BB | Hoạt động hiệu quả thấp. Tiềm lực tài chính và năng lực quản lý trung bình. Rủi ro trung bình. Có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế bất lợi kéo dài. Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung tín dụng ngắn hạn và yêu cầu TSĐB đầy đủ. |
54,4 – 61,9 | B | Hiệu quả không cao và dễ bị biến động. Rủi ro. Tập trung thu hồi nợ vay. |
46,8 – 54,3 | CCC | Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro. Có nguy cơ mất vốn. Hạn chế cấp tín dụng. Giãn nợ và gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi. |
39,2 – 46,7 | CC | Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém. Rủi ro cao. |
31,6 – 39,1 | C | Bị thua lỗ và ít có khả năng hồi phục, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo. Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng không thu hồi được nợ vay. Tập trung thu hồi nợ, kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đưa ra tòa kinh tế. |
<31,6 | D | Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, quản lý yếu kém. Đặc biệt rất rủi ro. Có nhiều khả năng không thu hồi được nợ vay. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét đưa ra tòa kinh tế. |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt nam) Phụ lục 4Chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân không kinh doanh của Vietinbank | Phần 1 : Thông tin về cá nhân |
| Thời gian làm công việc hiện tại | < 6 tháng | 6 tháng – 1 năm | 1-5 năm | > 5 năm |
| 5 | 10 | 15 | 20 |
| Tình trạng cư trú | Chủ sở hữu/Tự mua | Thuê | Sống cùng gia đình | Khác |
| 30 | 12 | 5 | 0 |
| Cơ cấu gia đình | Hạt nhân | Sống cùng với cha mẹ | Sống cùng gia đình khác | Sống cùng 1 số gia đình khác |
| 20 | 5 | 0 | -5 |
| Số người phụ thuộc | Độc thân | < 3 người | 3-5 người | >5 người |
| 0 | 10 | 5 | -5 |
| Thu nhập cá nhân hàng năm | > 120 triệu | 36-120 triệu | 12-36 triệu | < 12 triệu |
| 40 | 30 | 15 | -5 |
| Thu nhập gia đình hàng năm | > 240 triệu | 72-240 triệu | 24-72 triệu | < 24 triệu |
| 40 | 30 | 15 | -5 |
| Phần 2: Quan hệ với ngân hàng |
| Tình hình trả nợ gốc | Khách hàng mới | Chưa bao giờ quá hạn | Thời gian quá hạn < 30 ngày | Thời gian quá hạn > 30 ngày |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Tình hình trả lãi | Khách hàng mới | Chưa bao giờ chậm trả | Chưa bao giờ chậm trả trong 2 năm gần đây | Đã có lần chậm trả trong 2 năm gần đây |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Tổng dư nợ | <100 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng | > 1 tỷ đồng |
| 0 | 40 | 0 | -5 |
| Các dịch vụ khác | Chỉ gửi tiết kiệm | Chỉ sử dụng thẻ | Tiết kiệm và thẻ | Không sử dụng |
| 15 | 5 | 25 | -5 |
| Số dư tiền gửi tiết kiệm | > 500 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 20-100 triệu đồng | < 20 triệu đồng |
| 40 | 25 | 10 | 0 |
| Phần 3: Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân không kinh doanh |
Điểm | Xếp hạng | Ý nghĩa xếp hạng |
92,4-100 | Aaa | Rủi ro thấp |
84,8-92,3 | A | Rủi ro thấp |
77,2-84,7 | A | Rủi ro thấp |
69,6-77,1 | Bbb | Rủi ro trung bình |
62-69,5 | Bb | Rủi ro trung bình |
54,4-61,9 | B | Rủi ro trung bình |
46,8-54,3 | Ccc | Rủi ro trung bình |
39,2-46,7 | Cc | Rủi ro cao |
31,6-39,1 | C | Rủi ro cao |
< 31,6 | D | Rủi ro cao |
| | | | | | | |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP CôngThương Việt nam)Phụ lục 5Chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh của Vietinbank Phần 1 : Thông tin về cá nhân - chủ kinh doanh | Trọng số |
Thời gian làm công việc hiện tại | < 6 tháng | 6 tháng – 1 năm | 1-5 năm | > 5 năm | 10% |
100 | 80 | 60 | 20 |
Tình trạng sở hữu nhà ở/Bất động sản | Chủ sở hữu | Thuê | Sống cùng gia đình | Khác | 25% |
100 | 80 | 40 | 20 |
Lý lịch tư pháp của chủ hộ kinh doanh | Lý lịch tư pháp tốt/Chưa từng có tiền án tiền sự | Đã từng có tiền án tiền sự | Đang bị khiếu nại, kiện tụng | Bị khởi tố, truy tố của các cơ quan chức năng do vi phạm các quy định pháp luật | 5% |
100 | 40 | 20 | -5 |
Trình độ học vấn | Đại học/Cao đẳng | Trung cấp/dạy nghề (hoặc tương đương) | Đã tốt nghiệp phổ thông trung học | Chưa tốt nghiệp phổ thông trung học | 15% |
100 | 80 | 60 | 20 |
Thu nhập cá nhân hàng năm | > 120 triệu | 36-120 triệu | 12-36 triệu | < 12 triệu | 5% |
100 | 80 | 40 | 0 |
Thu nhập cơ sở kinh doanh hàng năm | > 240 triệu | 72-240 triệu | 24-72 triệu | < 24 triệu | 5% |
100 | 80 | 60 | 40 |
Phần 2: Quan hệ với ngân hàng | Trọng số |
Tình hình trả nợ gốc | Khách hàng mới | Chưa bao giờ quá hạn | Thời gian quá hạn < 30 ngày | Thời gian quá hạn > 30 ngày | 10% |
80 | 60 | 40 | 20 |
Tình hình trả lãi | Khách hàng mới | Chưa bao giờ chậm trả | Chưa bao giờ chậm trả trong 2 năm gần đây | Đã có lần chậm trả trong 2 năm gần đây | 10% |
80 | 60 | 40 | 20 |
Tổng dư nợ | <100 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng | > 1 tỷ đồng | 5% |
80 | 60 | 40 | 20 |
Các dịch vụ khác | Chỉ gửi tiết kiệm | Chỉ sử dụng thẻ | Tiết kiệm và thẻ | Không sử dụng | 5% |
80 | 60 | 40 | 20 |
Số dư tiền gửi tiết kiệm | > 500 triệu đồng | 100-500 triệu đồng | 20-100 triệu đồng | < 20 triệu đồng | 5% |
100 | 80 | 60 | 40 |
Bảng 3: Trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính |
Loại báo cáo | Báo cáo tài chính được kiểm toán | Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán |
Các chỉ tiêu tài chính | 35% | 30% |
Các chỉ tiêu phi tài chính | 65% | 70% |
Bảng 4: Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân kinh doanh |
Điểm | Xếp hạng | Đánh giá xếp hạng |
92,4 - 100 | AAA | Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, ổn định, triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp. |
84,8 – 92,3 | AA | Tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, ổn định, triển vọng phát triển lâu dài. Rủi ro thấp. |
77,2 – 84,7 | A | Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhưng không ổn định, triển vọng phát triển tốt. Rủi ro thấp. |
69,6 – 77,1 | BBB | Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn, tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn. Rủi ro trung bình. |
62 – 69,5 | BB | Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất do những biến động lớn. Rủi ro trung bình, khả năng trả nợ có thể bị giảm. |
54,4 – 61,9 | B | Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, dễ tác động lớn từ những biến động nhỏ trong kinh doanh. Rủi ro cao. |
46,8 – 54,3 | CCC | Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, không ổn định, năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong gần đây và đang phải khó khăn để duy trì khả năng sinh lời. Rủi ro cao. |
39,2 – 46,7 | CC | Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn dưới 90 ngày. Rủi ro rất cao, khả năng trả nợ kém. |
31,6 – 39,1 | C | Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi, năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao. |
<31,6 | D | Tài chính yếu kém, bị thua lỗ kéo dài, có nợ khó đòi. Rủi ro đặc biệt cao, mất khả năng trả nợ. |
(Nguồn: Ngân hàng TMCP CôngThương Việt nam) |